Bước 1: Tẩy trang
Tẩy trang là bước làm sạch gần như không thể thiếu trong chu trình 7 bước chăm sóc da mỗi ngày. Tẩy trang giúp làm sạch sâu lỗ chân lông. Hỗ trợ lấy đi tất cả những bụi bẩn, dầu thừa, khói bụi ô nhiễm, tàn dư mỹ phẩm và cặn trang điểm trên da sau thời gian cả ngày dài hoạt động và chịu tác động bởi các yếu tố điều tiết nội sinh và môi trường từ bên ngoài. Tẩy trang đạt ngưỡng làm sạch da hơn 80%, bên cạnh đó còn giúp làn da khôi phục trạng thái cân bằng tự nhiên ban đầu: dịu nhẹ và sạch thoáng.
Tẩy trang là bước làm sạch da không thể thiếu
Hiện nay, trên thị trường có một số loại tẩy trang phổ biến với những công dụng đặc thù và mang tính phù hợp với mỗi loại da riêng biệt có thể kể đến như:
- Nước tẩy trang (Micellar Water):
– Ưu điểm: Thuộc loại tẩy trang phổ thông. Có độ dịu nhẹ, làm sạch tốt, không gây kích ứng da, không nhờn rít. Phù hợp với mọi loại da kể cả làn da nhạy cảm.
– Nhược điểm: Khó làm sạch các loại trang điểm có tính chống nước cao như: mascara không trôi, bút kẻ mắt lâu trôi, son lì,…
- Dầu tẩy trang (Cleansing Oil):
– Ưu điểm: Dầu tẩy trang được đánh giá cao trong việc làm sạch sâu khá tốt, mang đi bụi bẩn, dầu thừa và làm sạch cặn trang điểm trên da vô cùng hiệu quả. Điểm nổi trội giúp dầu tẩy trang nổi bật hơn so với các loại tẩy trang thông thường khác chính là khả năng làm sạch da hiệu quả với nhiều thành phần thiên nhiên lành tính (dầu hoa cúc, hạnh nhân, oliu,…) mà không mang đến cảm giác khô căng khó chịu. Có thể kết hợp cùng với quy trình massage da mặt.
– Nhược điểm: Thuộc một trong số những sản phẩm tẩy trang nên được cân nhắc khi sử dụng cho các newbies. Vì nếu không nhũ hóa sạch hoàn toàn sẽ có khả năng gây mụn ẩn, mụn đầu đen ở mũi, mụn bọc ở mũi và mụn bọc ở cằm khá cao.
- Lotion tẩy trang (Cleansing Milk):
– Ưu điểm: Thành phần làm sạch với đặc tính dịu nhẹ và thích hợp với hầu hết các loại da. Đặc biệt thích hợp với các làn da nhạy cảm và da khô nhạy cảm.
– Nhược điểm: Khó tẩy sạch đi các cặn mỹ phẩm có tính chống trôi cao (tương tự như nước tẩy trang).
- Sáp tẩy trang (Cleansing Balm)
– Ưu điểm: Đặc biệt thích hợp với người có nhu cầu trang điểm thường xuyên vì khả năng làm sạch tốt. Có thể vừa kết hợp tẩy trang và massage mặt nâng cơ.
– Nhược điểm: Nếu vô tình dính vào mắt có thể gây cảm giác khó chịu và cay rát mắt. Vấn đề không nhũ hóa kỹ lưỡng có khả năng gây bít tắc cổ chân lông, hình thành mụn.
- Khăn giấy tẩy trang (Cleansing Wipes)
– Ưu điểm: Có tính ứng dụng cao, dễ dàng mang theo và làm sạch mọi lúc mọi nơi. Phù hợp với người bận rộn, thường xuyên đi du lịch hoặc công tác.
– Nhược điểm: Thường chứa hương liệu nên không dành cho người có làn da nhạy cảm. Kém thân thiện với môi trường hơn các loại tẩy trang còn lại.
Cách thực hiện tẩy trang đúng cách trong 7 bước chăm sóc da cơ bản:
Vệ sinh tay thật sạch bằng xà phòng khử khuẩn. Cho một lượng đủ dùng lên bông tẩy trang, thao tác nhẹ nhàng trên gương mặt theo hướng lên. Chú ý tẩy trang kỹ ở các vùng mép cánh mũi, vùng chân tóc.
>>>Xem thêm: Mụn viêm có nên nặn không?
Bước 2: Dùng sữa rửa mặt
Tiền đề của một làn da đẹp là một làn da sạch và khỏe. Một trong 7 bước chăm sóc da quan trọng không kém chính là sử dụng sữa rửa mặt. Sữa rửa mặt với công dụng chính trong việc lấy đi các tác nhân gây cản trở việc lỗ chân lông trở nên thông thoáng (bụi bẩn, dầu thừa, tế bào chết, cặn mỹ phẩm). Giúp da sạch sâu và hấp thụ dưỡng chất từ các bước dưỡng da tiếp theo một cách hữu hiệu hơn.
Dùng sữa rửa mặt giúp da được làm sạch sâu một lần nữa
Một số loại sữa rửa mặt phổ biến hiện nay có thể kể đến như:
- Sữa rửa mặt dạng dầu (Cleansing Oil):
-Ưu điểm: Khả năng làm sạch sâu tốt.
-Nhược điểm: Làm sạch lại với nước không kỹ sẽ khiến da dễ nhờn rít.
- Sữa rửa mặt dạng kem (Cleansing Cream):
-Ưu điểm: Phù hợp với những người có làn da khô, da nhạy cảm. Làm sạch tốt và không khiến da khô – căng – tức.
-Nhược điểm: Nên cân nhắc với các làn da đang điều trị mụn.
- Sữa rửa mặt dạng bọt (Foaming, Cleansing Milk):
-Ưu điểm: Tính tiện dụng cao, đồng thời mang đến cảm giác sạch sâu cho làn da sau mỗi lần rửa mặt. Làm sạch dầu thừa và bụi bẩn trên da tốt.
-Nhược điểm: Các sản phẩm tạo bọt đa phần đều có tính kiềm (bazơ) cao. Vì thế, đôi lúc sẽ mang đến cảm giác căng rát sau mỗi khi sử dụng.
- Sữa rửa mặt dạng Gel (Cleansing Gel/ Jelly Foam):
-Ưu điểm: Mang tính dịu nhẹ nổi trội hơn hẳn so với các loại sữa rửa mặt còn lại. Đặc biệt phù hợp với các làn da nhạy cảm, da đang điều trị (treatment), da khô ráp, mất nước.
-Nhược điểm: Với một số nền da khỏe, da dầu đặc thù. Việc sử dụng sữa rửa mặt dạng gel đôi lúc không mang lại cảm giác sạch sâu triệt để.
Cách sử dụng sữa rửa mặt trong chu trình 7 bước chăm sóc da:
Sau khi tẩy trang hoàn tất, cho một lượng sữa rửa mặt vừa đủ (bằng 1 đồng xu) ra lòng bàn tay. Đánh tạo bọt/ xoa đều hỗn hợp tan vào nhau trước khi massage trên da mặt. Rửa mặt sạch lại với nước lạnh. Lưu ý không lưu lại sữa rửa mặt trên da quá 60s.
>>>Xem thêm: Bị mụn nên kiêng ăn gì?
Bước 3: Tẩy tế bào chết
Chu kỳ đào thải tế bào chết của mỗi người sẽ có vòng lặp sau mỗi 28-30 ngày. Việc tồn đọng lượng tế bào chết “quá tải” trên da trong ngần ấy thời gian sẽ khiến lỗ chân lông to, da dễ bị bít tắc, hình thành mụn và tạo môi trường hợp lý dẫn đến các vấn đề bệnh lý không đáng có trên da (viêm da, nám da, nổi mẩn đỏ,…) Sử dụng tẩy tế bào chết định kỳ 1-2 lần/ tuần vừa giúp da được thông thoáng, sạch khỏe, vừa giúp các tế bào da mới được thúc đẩy thay đổi tích cực. Tạo bước đệm tốt cho những dưỡng chất từ các bước dưỡng da có thể hấp thụ triệt để. Từ đó nền da sẽ sáng, khỏe và căng bóng hơn bao giờ hết.
Tẩy tế bào chết giúp lấy đi các tế bào già cỗi trên da
Có 2 loại tẩy tế bào chết thường được áp dụng trong 7 bước chăm sóc da phổ biến hiện nay chính là:
- Tẩy tế bào chết vật lý:
Tẩy tế bào chết vật lý còn có tên gọi khoa học là tẩy da chết cơ học. Bằng việc ma sát với các hạt mịn trên da theo chuyển động tròn sẽ giúp lấy đi các tế bào già cỗi trên tầng thượng bì của da. Từ đó làm tốt nhiệm vụ tẩy tế bào chết công hiệu. Phù hợp với các làn da dầu, da khỏe.
- Tẩy tế bào chết hóa học:
Tẩy tế bào chết hóa học là phương pháp loại bỏ da chết trên nền da nhờ vào các hoạt chất acid: AHA (Acid alpha hydroxy); BHA (acid beta hydroxy); PHA (acid polyhydroxy) với nhiều nồng độ khác nhau. Từ đó giúp da trở nên mịn màng, sáng khỏe và hỗ trợ thu nhỏ kích thước lỗ chân lông hữu hiệu. Đây cũng là một cách trị mụn đầu đen ở mũi, cách trị mụn bọc hiệu quả.
Cách thực hiện tẩy tế bào chết da mặt trong chu trình 7 bước chăm sóc da đúng cách:
Lấy một lượng tẩy da chết vừa đủ, chấm đều 5 điểm trên gương mặt (trán, mũi, cằm và 2 bên má). Massage nhẹ nhàng trên da, sau đó rửa sạch lại với nước. Chú ý không nên lạm dụng việc tẩy tế bào chết cho da mặt quá 3 lần/ tuần. Điều này sẽ ảnh hưởng đến hàng rào bảo vệ da và khiến da dễ nhạy cảm hơn.
Bước 4: Cân bằng da bằng toner
Toner hay còn được gọi là nước cân bằng da, thuộc loại mỹ phẩm chăm sóc da dạng lỏng. Có chức năng chính trong việc tẩy sạch các “tàn dư” còn sót lại trên da khiến làn da bị cản trở, khó hấp thụ dưỡng chất. Với thời đại công nghệ mỹ phẩm hiện đại và phát triển vượt trội như hiện nay, công dụng của toner/toner pad không chỉ dừng lại ở việc làm sạch da nữa. Toner ngày nay xuất hiện với nhiều biến thể, chứa các thành phần với công năng vượt trội khác nhau: chăm sóc da đủ ẩm, dưỡng trắng da, hỗ trợ se khít lỗ chân lông, tẩy tế bào chết dịu nhẹ,…
Dùng toner giúp làn da được cân bằng độ pH tốt hơn
Cách sử dụng toner trong chu trình 7 bước chăm sóc da:
Sau khi làn da đã được làm sạch hoàn toàn, cho 3-5 giọt toner lên bông tẩy trang. Thoa nhẹ toner trên toàn vùng da mặt và để khô hoàn toàn từ 1-3 phút.
Bước 5: Dùng tinh chất, serum đặc trị
Serum được xem là một loại tinh chất cô đặc, có khả năng điều trị đặc thù từng vấn đề riêng biệt của da (sắc tố da, nám, tàn nhang, đồi mồi, mụn, thâm, lão hóa da, các tình trạng chảy xệ và nếp nhăn…) Tồn tại dưới hai dạng: dạng nước và gốc dầu. Serum chứa các vi chất siêu nhỏ, có khả năng thẩm thấu đến cả tầng trung bì của da. Hỗ trợ nuôi dưỡng tế bào, tái tạo và điều trị toàn diện các vấn đề về da gấp 10 lần so với kem dưỡng. Một lời khuyên chân thành dành cho các tín đồ chăm sóc da chính là hãy bổ sung serum vào một trong 7 bước chăm sóc da mỗi ngày nếu muốn cải thiện tình trạng da nhanh chóng và tích cực hơn.
Sử dụng tinh chất đặc trị sẽ giúp làn da được cải thiện hoàn hảo
Các hoạt chất đã được bộ y tế kiểm duyệt thường thấy trong bảng thành phần của:
- Serum điều trị mụn: Salicylic Acid (BHA); Glycolic Acid (AHA); Azelaic Acid; Retinol; Tea Tree Oil (tinh dầu tràm trà).
- Serum điều trị thâm: Azelaic Acid; Hydroquinone; Retinol; Niacinamide; Vitamin C.
- Serum trắng da: Alpha Arbutin; Kojic Acid; Mulberry; Glutathione; Licorice Root; Niacinamide – Vitamin B3.
- Serum chống lão hóa da: Vitamin E; Squalene; Peptides; Alpha Hydroxy Acid (AHA); Retinol; Niacinamide; Ceramides.
Cách sử dụng serum đúng cách trong 7 bước chăm sóc da:
Sau khi thực hiện các bước làm sạch cũng như cân bằng độ pH trên da hợp lý. Cho 2-3 giọt serum vào lòng bàn tay. Xoay nhẹ, làm nóng và áp lên mặt. Kết hợp xoa, vỗ đều để dưỡng chất thẩm thấu trên da triệt để nhất.
Bước 6: Dùng kem dưỡng ẩm
Kem dưỡng ẩm là sản phẩm vừa có khả năng cấp ẩm, vừa mang công dụng khóa ẩm cho làn da. Giúp da được ngậm nước và luôn đạt tình trạng căng mọng, mịn màng. Quan niệm da dầu không cần cấp ẩm là một suy nghĩ tiêu cực và sai lầm. Việc da thường xuyên tiết dầu chính là dấu hiệu rõ rệt của một làn da thiếu nước, thiếu ẩm. Lúc ấy, da cần phải tiết ra một lượng dầu lớn hơn để cần bằng độ ẩm trên da. Dẫn đến việc đổ dầu thừa nhiều hơn là điều đương nhiên. Vì thế, dù da của bạn thuộc loại da gì đi nữa thì việc cấp ẩm mỗi ngày là một điều nên thực hiện thường xuyên.
Dùng kem dưỡng ẩm giúp làn da luôn trong tình trạng căng mướt mịn màng
Cách sử dụng kem dưỡng ẩm chuẩn trong chu trình 7 bước chăm sóc da:
Sử dụng một lượng kem dưỡng ẩm vừa đủ chấm lên 5 điểm của gương mặt (trán, mũi, cằm và 2 bên má). Xoa đều và vỗ nhẹ cho đến khi kem thấm vào da. Chú ý các thao tác thực hiện đều nên tác động lực vừa phải hướng lên để tránh da chảy xệ. Đừng quên dưỡng ẩm cho cả vùng cổ bạn nhé.
Bước 7: Thoa kem chống nắng mỗi ngày
Được đánh giá là một trong 7 bước chăm sóc da tối quan trọng và có tỷ lệ quyết định độ khỏe mạnh và sức sống của làn da hơn cả. Sử dụng kem chống nắng mỗi ngày chính là phương pháp chống lão hóa kém xa xỉ nhất được cả bộ y tế da liễu trên thế giới công nhận. Kem chống nắng thực hiện nhiệm vụ của mình theo cơ chế hấp thụ hoặc phản xạ tia bức xạ mặt trời khi chúng có dấu hiệu “tiếp xúc gây hại” cho làn da. Từ đó giúp hạn chế được các tình trạng da bị cháy nắng sạm đen, bỏng nắng, sạm màu, da chảy xệ và lão hóa nhanh một cách hiệu quả.
Nếu không sử dụng kem chống nắng, tất cả các bước dưỡng da đều không đạt hiệu quả
Có 2 loại kem chống nắng thông dụng được sử dụng hiện nay:
- Kem chống nắng vật lý:
Kem chống nắng vật lý hoạt động theo cơ chế phản xạ lại tia UV, ngăn cản sự xâm hại của chúng trên làn da. Thuộc loại kem chống nắng vô cơ chứa 3 thành phần chủ chốt: titanium dioxide và zinc oxide. Hoàn toàn an toàn và lành tính với tất cả các loại da, kể cả da nhạy cảm.
- Kem chống nắng hóa học:
Kem chống nắng hóa học hoạt động theo cơ chế hấp thụ, thẩm thấu, chuyển hóa và khuếch tán tia UV thành loại tia có năng lượng thấp. Đạt mức nguy cơ tổn thương da kém hơn. Từ đó, bảo vệ sự an toàn cho làn da khi phải tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Những thành phần chính có trong kem chống nắng hóa học: avobenzone, oxybenzone, sulisobenzone,…
Cách sử dụng kem chống nắng đúng cách trong 7 bước chăm sóc da cơ bản cho người mới:
Xác định lượng kem chống nắng cần dùng theo tiêu chí khoa học: 2 miligam kem chống nắng tương đương với 1cm2 da. Đồng nghĩa là 1 – 3 gram (khoảng 2 lóng tay áp út và ngón giữa) có thể thoa đủ cho toàn bộ khuôn mặt.
Thực hiện các bước làm sạch và dưỡng ẩm cơ bản trên da. Dùng lượng kem chống nắng thoa đều cho cả mặt và cổ. Vỗ nhẹ cho đến khi kem chống nắng thấm đều trên da và không để lại vệt trắng. Với các loại kem chống nắng nâng tone, có thể đợi 5-10p để kem chống nắng tệp màu hẳn vào da.
Lưu ý khi thực hiện 7 bước chăm sóc da
Xác định rõ tình trạng da
Có 5 loại da phổ biến phải kể đến là: da thường, da khô, da dầu, da hỗn hợp và da nhạy cảm. Định hình loại da của bản thân chính xác sẽ giúp bạn vừa tiết kiệm thời gian cũng như chi phí khi đầu tư vào việc chăm sóc da mỗi ngày, vừa mang lại hiệu quả chăm sóc da một cách nhanh chóng và hữu hiệu đấy!
Tìm hiểu kỹ sản phẩm trước khi sử dụng
Tìm hiểu nguồn gốc, xuất xứ, thông tin, thành phần và tác dụng mà sản phẩm chăm sóc da mang đến là một điều mà bất cứ ai khi xác định mục tiêu chăm sóc da khoa học cũng cần phải đầu tư và tìm hiểu. Lựa chọn đúng sản phẩm cho đúng nhu cầu làn da sẽ giúp bạn sớm đạt được kết quả mong muốn.
Lựa chọn nơi mua mỹ phẩm chính hãng
Một trong những vấn đề đáng quan ngại khi chọn mua mỹ phẩm bổ sung vào chu trình 7 bước chăm sóc da hằng ngày chính là địa điểm mua hàng. Hiện trạng mỹ phẩm giả hiện nay đang ở mức đáng cảnh báo. Với vai trò là người mua hàng, bạn phải hoàn toàn tỉnh táo với những lựa chọn đáng tin cậy và nơi mua hàng thật sự thuyết phục bạn nhé!
Ngưng sử dụng mỹ phẩm khi có dấu hiệu bất thường
Khi có dấu hiệu kích ứng/ dị ứng khi dùng sản phẩm, hãy lập tức ngưng sử dụng ngay. Rửa mặt sạch với nước lạnh để tẩy trôi các hoạt chất tác động trên da hiện tại. Không sử dụng thêm bất cứ mỹ phẩm nào lên da trong vòng 24h. Sau đó có thể sử dụng nước muối sinh lý để rửa mặt và một số sản phẩm phục hồi da an toàn (peptide, B5, B3,…). Hoặc đến gặp bác sĩ da liễu chuyên khoa nếu tình trạng da trở nặng không thuyên giảm.
Mong rằng bài viết dưới đây đã mang đến cho bạn khối lượng kiến thức về việc chăm sóc da cơ bản một cách bổ ích và bài bản nhất. Tin chắc rằng, nếu tuân theo quy trình 7 bước chăm sóc da khoa học này, làn da mà bạn đang mong ước sẽ sớm được bạn chinh phục!